Các điểm khoản cần lưu ý trong hợp đồng mua bán ô tô
Người mua ô tô cần phải đọc thật kỹ các điểm mấu chốt trong hợp đồng trước khi đặt bút ký để tránh rắc rối khi có những trục trặc xảy ra.
Doanh nghiệp ô tô, đại lý bị chấn chỉnh
Mua bán ô tô, ký kết hợp đồng với đại lý chính hãng là việc tưởng chừng như rất đơn giản, chỉ đặt bút ký, chuyển tiền cho đại lý rồi chờ đến ngày nhận xe. Tuy nhiên, nếu không chú ý đến các điều khoản trong hợp đồng mua xe ô tô, hợp đồng đặt cọc mua xe, người tiêu dùng có thể gặp phải một số bất lợi, gây khó chịu, thậm chí là bức xúc trong quá trình mua xe.
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã có công văn gửi tới các công ty nhập khẩu xe ô tô rà soát hợp đồng tuân thủ quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Mới đây, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đã có công văn gửi tới các công ty nhập khẩu xe ô tô do nhận được phản ánh của người tiêu dùng về điều khoản bất hợp lý trong hợp đồng mua bán xe ô tô.
Cụ thể, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết, nhận được phản ánh của người tiêu dùng về việc một số hợp đồng giao kết với người tiêu dùng liên quan đến việc mua bán xe ô tô (hợp đồng đặt cọc mua xe, hợp đồng mua xe ô tô) của một số hãng xe hoặc đại lý bán xe có các nội dung không phù hợp theo quy định tại Điều 16 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như: Cho phép bên bán xác định giá mua bán xe tại thời điểm ký kết hợp đồng mua bán (là thời điểm diễn ra sau khi ký hợp đồng đặt mua xe).
Căn cứ quy định tại Điều 16 Nghị định 99/2011/NĐ-CP, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã có công văn gửi các công ty nhập khẩu ô tô, đề nghị rà soát các bản hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung (như: hợp đồng đặt mua xe, thỏa thuận đặt cọc, hợp đồng mua bán…) và các hợp đồng theo mẫu khác đã giao kết với người tiêu dùng để đảm bảo các điều khoản hợp đồng tuân thủ quy định tại Điều 16 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010.
Bên cạnh đó, trường hợp phát hiện các điều khoản trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung vi phạm theo quy định tại Điều 16 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, các công ty có trách nhiệm sửa đổi, hủy bỏ nội dung vi phạm và thông báo cho người tiêu dùng đã giao kết hợp đồng.
Điều khoản trên đã gây bức xúc cho người tiêu dùng, khiến cơ quan quản lý phải có động thái quyết liệt để điều chỉnh. Đây cũng là bài học cho thấy việc người tiêu dùng cần phải đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng mua bán ô tô trước khi đặt bút ký.
Các thông tin về tình trạng xe, giá bán, thời gian giao xe... cần phải được đọc kỹ
Các điểm khác cần lưu ý trong hợp đồng mua bán ô tô
Ngoài điều khoản trên đã được đề nghị sửa đổi, trao đổi với PV Xe Giao thông, giám đốc một đại lý ô tô lớn tại Hà Nội cho biết, trước khi đặt bút ký vào hợp đồng mua bán xe, người tiêu dùng và cả đại lý nên chú ý kỹ tới một số thông tin ghi trên hợp đồng.
Đầu tiên là giá cả và hàng hoá. Hàng hoá ở đây bao gồm các thông tin về tình trạng xe (ví dụ mới 100%), năm sản xuất. Tiếp đến là hình thức thanh toán trả thẳng hay trả góp, thanh toán bao nhiều lần và thời gian thực hiện việc thanh toán. Thứ ba là thời điểm bàn giao xe là khi nào. Cuối cùng là thời gian bảo hành của xe.
“Về thời gian bàn giao xe thông thường sẽ do 2 bên đàm phán và ghi vào hợp đồng. Khách hàng chỉ ký sau khi đã đọc kỹ hợp đồng. Thường nếu xe không có sẵn thì bên bán sẽ chủ động đề nghị thời gian giao xe, có thể chỉ ghi “dự kiến”. Còn nếu xe có sẵn, giao được ngay thì bên mua sẽ quyết định thời gian giao xe”, vị giám đốc đại lý cho biết.
Trao đổi với Xe Giao thông, đại diện Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) chia sẻ, khi làm hợp đồng, khách hàng cần xem thật kỹ các điều khoản, bởi có thể sẽ bị gài các nội dung bất lợi. Ví dụ như thời gian giao xe, đại lý ghi “dự kiến” thì thực tế hoàn toàn có thể giao chậm hơn và khách hàng khó có thể bắt bẻ.
“Còn nếu chắc chắn đại lý làm sai hợp đồng, khách hàng có thể khiếu nại tới hãng hoặc thậm chí khởi kiện. Đây là điều không hãng xe nào mong muốn”, vị đại diện nói.
Theo chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng, trường hợp đại lý thực hiện sai hợp đồng, “gợi ý” mua thêm phụ kiện hay mua với giá cao hơn để nhận xe sớm, khách hàng có thể chụp lại (hoặc ghi âm) đoạn hội thoại với nhân viên tư vấn, gửi đơn phản ánh cho hãng xe và Cục Bảo vệ người tiêu dùng nhờ xử lý.
Chuyên gia Nguyễn Minh Đồng cũng cho biết, tại nước ngoài hiếm khi xảy ra tình trạng đại lý phá hợp đồng hay thực hiện sai hợp đồng. Lý do bởi nếu có tình trạng này, khách hàng sẽ khởi kiện và đại lý sẽ phải đền bù số tiền rất lớn.
(Theo baogiaothong.vn)
xe mới về
-
Kia K3 Premium 1.6 AT
570 Triệu
-
Kia Seltos Premium 1.4 AT
696 Triệu
-
Mitsubishi Xpander 1.5 MT
499 Triệu
-
Ford Ranger XL 2.0L 4x4 MT
585 Triệu
-
Toyota Fortuner 2.5G
575 Triệu
-
Toyota Fortuner 2.4G 4x2 MT
715 Triệu
tin khác
- Nên mua Mazda CX5 hay Kia Sorento cũ?
- Chờ ngày Kia Carens 2023 về Việt Nam .
- Hyundai Stargazer 2022 bị bắt gặp trên đường chạy thử tại Việt Nam
- Top xe ô tô 7 chỗ được ưa chuộng nhất thị trường Việt Nam
- Ford Ranger 2022 lộ diện trước thềm ra mắt Việt Nam, bản tiêu chuẩn nhưng cũng rất 'xịn sò'
- Các nguyên nhân gây lật xe ô tô phổ biến
- Mua xe bán tải nên chọn Toyota Hilux hay Ford Ranger?
- Porsche Taycan - đỉnh cao xe thể thao chạy điện
- Lý giải vì sao ô tô Việt Nam đắt và bài học phát triển công nghiệp ô tô từ Hàn Quốc
- Từ ngày 01/08/2022 sẽ phạt xe không dán thu phí tự động đi vào cao tốc