Mua xe bán tải nên chọn Toyota Hilux hay Ford Ranger?
Đánh giá và so sánh 2 dòng xe bán tải Toyota Hilux và Ford Ranger
Ford Ranger hay Toyota Hilux ?
Ford Ranger hay Toyota Hilux ?
Một trong những điều làm nhiều người choáng ngợp khi ghé xem thông tin về Ford Ranger trên trang web của hãng đó là có quá nhiều phiên bản. Nào là 1 cầu hay 2 cầu, số sàn hay số tự động, dung tích 2.2L hay 3.2L. Liệu quá nhiều sự lựa chọn có đem đến một sự lựa chọn dễ dàng, đặc biệt đối với đại đa số khách hàng không có đủ thời gian và đam mê xe để tìm hiểu sâu? Ưu điểm này cũng là nhược điểm của Ford: chi tiết song quá phức tạp. Toyota đơn giản hơn, với Hilux, chúng ta chỉ cần chọn 1 trong 2: bản 2.5L 1 cầu hoặc 3.0L 2 cầu, đều trang bị số sàn. Rất đơn giản!
Ford Ranger
Về kích thước tổng thể, Toyota Hilux chỉ có 1 kích thước duy nhất cho cả 2 phiên bản (Dài x Rộng x Cao) là 5260 x 1835 x 1860 mm. Ford Ranger có kích thước khá đa dạng: 5274 x 1850 x 1815 (XLS 4×2 MT, XLS 4×2 AT,..), 5110 x 1850 x 1815 (4×4 Chassis MT không thùng hàng), 5351 x 1850 x 1821 (2.2L AT 4×4, 3.2L AT 4×4,…). Có vẻ hãng xe từ Hoa Kì đã nỗ lực trong việc đa dạng hóa sản phẩm.
Ford Ranger
Khoảng sáng gầm xe của Hilux khá lớn, đến 222mm trong khi đó xe bán tải Ford Ranger lại thấp hơn một chút, ở mức 200mm. Góc thoát trước của Hilux là 30 độ, phía sau là 23 độ. Trong khi đó góc thoát trước của Ford Ranger chỉ dao động trong khoảng 23.7 – 25.5 độ, góc thoát sau chỉ là 20.3 – 20.9 độ. Góc thoát lớn mang lại nhiều lợi thế cho chiếc xe Nhật khi nó có thể di chuyển linh hoạt trong đường ổ gà lớn hoặc điều kiện khắc nghiệt hơn.
Toyota Hilux
Xe Ford khá nặng các phiên bản Ranger đều có trọng lượng không tải dao động từ 1856 – 2169 kg, trọng lượng toàn tải lên đến 3200kg. Toyota Hilux lại khá nhẹ, 1710 – 1910 kg, trọng lượng toàn tải lớn nhất (mẫu 2 cầu) là 2755kg. Trọng lượng nhẹ mang đến cho Toyota Hilux ưu thế về tiêu hao nhiên liệu so với Ford Ranger.
Về khối động cơ diesel của Ford, có lẽ không ngạc nhiên khi hãng xe từ Mỹ đã thể hiện sức mạnh vượt trội. Các mẫu 2.2L đều có thể đạt mức công suất tối đa 123, 148 mã lực tại 3700 vòng/ phút , momen xoắn là 320, 375 Nm tại dải vòng tua 1500 – 2500 vòng/ phút, đôi khi còn nhỏ hơn, chỉ 1600-1700 vòng/ phút. Phiên bản 3.2L mạnh mẽ hơn nhiều với công suất tối đa lên đến 200 mã lực tại số vòng tua thấp 3000 vòng/ phút, momen xoắn đạt được thật sự làm người ta kinh ngạc: 470 Nm tại dải vòng tua khá rộng 1750 – 2500 vòng/ phút.
Toyota Hilux
Toyota Hilux chỉ có 2 phiên bản động cơ. Loại 2.5L đạt 142 mã lực tại 3400 vòng/ phút, momen xoắn cực đại đạt 343 Nm tại dải vòng tua thấp 1600 -2800 vòng/ phút. Mẫu 3.0L không có nhiều khác biệt khi công suất tối đa 161 mã lực tại 3400 vòng/ phút và momen xoắn tương tự mẫu 2.5L (343 Nm) nhưng dải vòng tua rộng hơn 1400 – 3200 vòng phút. Mặc dù so về mã lực và momen xoắn, Hilux không có nhiều nổi bật song với dải vòng tua thấp và rộng mang đến lợi thế lên số nhanh, tiết kiệm nhiên liệu cũng như lực rướn của động cơ được cải thiện đáng kể.
Toyota Hilux
2 dòng xe đều có hỗ trợ hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian linh hoạt. Mẫu xe Toyota sử dụng hộp số tay 5 cấp trong khi đó Ford Ranger có 2 lựa chọn, số tự động hoặc số tay, hôp số 6 cấp. Với lựa chọn số tự động kết hợp với hộp số cấp cao, Ford đã nhỉnh hơn về khả năng tiết kiệm nhiên liệu. Thể tích bình nhiên liệu lớn cũng mang lại lợi thế khi di chuyển ở những vùng thưa thớt dân cư, ít trạm cung cấp xăng. Thùng xăng xe Ford Ranger khá rộng: 80 lít, trong khi đó Toyota Hilux cũng không thua kém với 76 lít.
Ford Ranger và Toyota Hilux đều lắp đặt phanh loại đĩa thông gió. Trong khi 2 mẫu Hilux đều trang bị hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) tiêu chuẩn thì một vài mẫu Ford Ranger (Chassis MT, 4×4 MT) lại không lắp hệ thống này, mang đến yếu tố nguy hiểm tiềm ẩn cho người lái, đặc biệt là những người không quen với cơ chế của phanh đĩa. Toyota Hilux sử dụng lazang hợp kim 17” 6 chấu kép với cỡ lốp 265/65R17 cho cả 2 phiên bản. Trong khi đó mỗi mẫu Ford Ranger đều có thiết kế lazang riêng: từ 16” – 18”, vành hợp kim lẫn vành thép. Cỡ lốp của Ranger cũng khá đa dạng: 255/70R16 (4×2 MT, 4×4 MT,…), 265/65R17 (4x4MT), 265/60R18 (3.2L AT 4×4, 2.2L AT 4×4) mang lại cho khách hàng nhiều sự lựa chọn.
Về Ngoại thất, 2 mẫu Hilux đều trang bị đèn sương mù, tay nắm cửa được mạ Crom trong khi một vài mẫu Ranger vẫn khuyết những tính năng này. Nội thất của Hilux vẫn còn hạn chế: Ghế được bọc bằng chất liệu nỉ cao cấp trong khi Ford Ranger có thêm lựa chọn Da pha nỉ cũng như tay lái bọc da. Tiện nghi âm thanh của Hilux và Ranger đều chỉ dừng ở mức trung bình với dàn CD 1 đĩa, radio AM/FM. Trong khi Hilux chỉ lắp 4 loa thì Ranger cho khách hàng lựa chọn số lượng từ 2 – 6 loa, tùy theo phiên bản.
Toyota Hilux
Hệ thống an toàn của Hilux ở mức tiêu chuẩn: hệ thống chống bó cứng phanh, phân phối lực phanh theo tải trọng. Trong khi đó một số mẫu Ford Ranger được trang bị hệ thống cân bằng điện tử rất quan trọng, đảm bảo an toàn khi vào cua, ngoài ra còn tính năng khởi động ngang dốc cũng khá thuận tiện trong điều kiện đường không bằng phẳng. 2 mẫu Hilux đều chỉ có 2 túi khí phía trước trong khi đó, với Ford Ranger, đặc biệt là bản 3.2L, ngoài 2 túi trước còn có túi khí bên cho hành khách và cả túi khí rèm dọc hai bên trần xe, đảm bảo an toàn tối ưu cho người trong xe. Đây cũng là mẫu xe duy nhất trang bị Camera lùi và Cảm biến lùi hỗ trợ khá tốt cho người lái.
Toyota Hilux
Kết lại, đây là 2 dòng xe “kỳ phùng địch thủ” khi đều phát huy tối đa thế mạnh của mình: Ford Ranger với động cơ Diesel mạnh mẽ trong khi Toyota Hilux lại được thiết kế nhằm tiết kiệm nhiên liệu đáng kể. Điều cần cân nhắc cuối cùng khi chọn lựa đó là giá cả, dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, khả năng tìm kiếm phụ tùng, cũng như khả năng giữ giá. Và đây là thế mạnh của hầu hết các mẫu xe của hãng Toyota với mạng lưới các showroom rộng khắp cả nước, dịch vụ bảo dưỡng uy tín cũng như khả năng giữ giá xe bán tải toyota hilux khá tốt, xe bền và dễ thay thế phụ tùng nếu có hỏng hóc. Hilux 3.0G có giá 750,000,000 VNĐ, 2.5E giá 650,000,000 VNĐ, mặt bằng giá khá đồng đều giữa các showroom. Trong khi đó các phiên bản Ford Ranger có giá từ 585,000,000 VNĐ đến 838,000,000 VNĐ, tuy nhiên giá Ford thường không ổn định và phụ thuộc nhiều vào đại lý bán xe.
(Theo muaxetot.vn)
xe mới về
-
Kia K3 Premium 1.6 AT
570 Triệu
-
Kia Seltos Premium 1.4 AT
696 Triệu
-
Mitsubishi Xpander 1.5 MT
499 Triệu
-
Ford Ranger XL 2.0L 4x4 MT
585 Triệu
-
Toyota Fortuner 2.5G
575 Triệu
-
Toyota Fortuner 2.4G 4x2 MT
715 Triệu
tin khác
- Porsche Taycan - đỉnh cao xe thể thao chạy điện
- Lý giải vì sao ô tô Việt Nam đắt và bài học phát triển công nghiệp ô tô từ Hàn Quốc
- Từ ngày 01/08/2022 sẽ phạt xe không dán thu phí tự động đi vào cao tốc
- Dừng đèn đỏ dưới bóng cây có thể bị phạt
- Khi nào cần phải đại tu động cơ ô tô?
- Giá xăng tăng kỷ lục, phải chi thêm bao nhiều tiền cho xe hạng C
- Nissan Kicks 2022 sớm ra mắt trong tháng 7/2022
- Thời điểm mua ô tô rẻ nhất trong năm không nên bỏ qua.
- Kinh nghiệm bỏ dưỡng xe hơi kéo dài tuổi thọ
- Ford Ranger - Mẫu xe giữ vị trí đầu bảng phân khúc xe bán tải tại thị trường Việt Nam